Đá phạt đền là tình huống xuất hiện rất nhiều trong bóng đá. Tuy nhiên, không phải trận đấu nào nó cũng có vì luật đã được quy định từ trước. Vậy chúng có ý nghĩa là gì? Cách thức thực hiện như thế nào và vì sao lại xảy ra? Hãy cùng Kuwin tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.
Đôi nét cần nắm rõ về đá phạt đền
Trước khi tìm hiểu kỹ càng về cách thực hiện cú sút này, mọi người phải nắm rõ những thông tin cơ bản trước được các chuyên gia Thể Thao Kuwin chia sẻ. Cụ thể như sau:
Những điều cơ bản
Đá phạt đền còn được biết đến với tên gọi phổ thông hơn là đá phạt 11m, penalty. Đây một kiểu sút phạt với hình thức rất dễ hiểu. Khi đọc qua tên gọi, mọi người cũng có thể biết được vị trí thực hiện của cầu thủ là tại chấm 11m. Điểm sút phạt sẽ có khoảng cách tính từ khung thành và thủ môn của đội phạm lỗi. Cú đá chỉ có sự tham gia của 1 cầu thủ tấn công và người gác đền bên phòng ngự.
Xét về khía cạnh thực tế, các quả đá phạt sẽ được biến thành bàn thắng ngay cả khi thủ môn có đẳng cấp cao. Như vậy, mọi người cũng có thể đưa ra nhận định chung rằng nó đóng vai trò rất quan trọng, mang tính quyết định trong các trận đấu. Ngược lại khi thực hiện hỏng, nó sẽ gây ảnh hưởng lớn tới tâm lý của cầu thủ. Việc không thể tạo ra bàn thắng với cơ hội ngon ăn sẽ khiến họ chịu nhiều chỉ trích.
Tình huống dẫn đến đá phạt đền
Như đã nói ở trên, không phải trận đấu nào cũng xuất hiện tình huống này. Trọng tài sẽ thổi phạt khi có cầu thủ đội phòng ngự phạm lỗi với đội tấn công trong vòng cấm. Ngoài ra, các cầu thủ cố ý chạm tay trong khu vực này cũng dẫn đến penalty. Lưu ý rằng, vị trí được tính sẽ là ở chỗ mà lỗi xảy ra chứ không phải khi quả bóng đã dừng lại.
Trong làng túc cầu, đã có rất nhiều trường hợp đặc biệt xảy ra dẫn đến penalty, cụ thể như sau:
- Lỗi bên ngoài vòng cấm địa nhưng trọng tài nhận định sai lầm.
- Cầu thủ bên phía tấn công đánh lừa được trọng tài để được hưởng quả phạt. Đó chính là hành vi “ăn vạ” vì thật sự không hề có lỗi.
2 tình huống đặc biệt ấy đi ngược lại nguyên tắc của bóng đá nhưng không thể thay đổi khi trọng tài đã đưa ra quyết định của mình. Thế nhưng, chúng lại đem tới rất nhiều tranh cãi trong trận đấu và bị coi là thiếu sự “fair-play”. Vì vậy đây cũng là những tình huống dẫn đến đá phạt đền nhưng đầy “xấu xí”.
Cách thức thực hiện sút phạt đền phổ biến
Nếu như mọi người hay theo dõi bóng đá thì chắc chắn đã từng thấy các cầu thủ có nhiều kiểu thực hiện phạt đền.
Thực hiện sút ngay
Vị trí đá phạt đền là chấm 11m và ai bên đội tấn công cũng có thể bước lên thực hiện. Đồng thời tất cả các cầu thủ còn lại đều phải đứng ngoài vòng cấm địa. Đối với thủ môn, họ sẽ phải đứng trên vạch kẻ ngang và giữa 2 cọc của khung thành. Đồng thời họ chỉ được di chuyển theo chiều ngang.
Nếu như thủ môn di chuyển về phía trước khi cầu thủ đá thì sẽ được thực hiện lại nếu bàn thắng chưa được ghi nhận. Nếu như bóng bị đẩy ra, các cầu thủ khác có thể xâm nhập vòng cấm và tiếp tục chơi như thường lệ. Đồng thời khi cầu thủ thực hiện không thành công nhưng bóng bật lại và họ sút tiếp ghi bàn thì sẽ bị từ chối.
Kiến tạo cho đồng đội
Hai cầu thủ cũng có thể kết hợp với nhau để cùng thực hiện đá phạt đền. Cụ thể cầu thủ thứ nhất thay vì đá thẳng vào khung thành thì họ đẩy nhẹ quả bóng về phía trước. Cầu thủ thứ hai nhanh chóng xâm nhập vào vòng cấm để ghi bàn. Chiến thuật này sẽ gây ra sự ngạc nhiên lớn cho thủ môn và dễ dàng thực hiện hơn.
Những cầu thủ nổi tiếng đã từng sử dụng chiến thuật này là Lionel Messi và Luis Suarez, Johan Cruyff và Jesper Olsen,… Hầu hết, những quả đá phạt đền đó đều thành công vì thủ môn đối phương không thể lường trước được.
Những vi phạm và cách xử lý khi thực hiện đá phạt đền
Khi các pha đá phạt 11m bị lỗi thì sẽ bị xử lý theo luật. Cụ thể như sau:
- Lỗi bắt nguồn từ đội phòng ngự: Nếu bên tấn công sút vào thì được ghi nhận. Trong trường hợp không vào thì họ thực hiện lại.
- Đá lại khi cả hai đều có lỗi.
- Cầu thủ đá phạt chạm vào bóng 2 lần liên tiếp khi chưa có cầu thủ nào tiếp xúc thì sẽ bị phạt gián tiếp tại vị trí đó.
Những trường hợp vi phạm nặng hoặc có ý định chế giễu đối thủ có thể bị phạt thẻ vàng. Tuy nhiên trên thực tế thì chưa có quá nhiều tình huống dẫn đến kết quả như vậy.
Loạt sút phạt đền trực tiếp
Loạt đá phạt đền trực tiếp xuất hiện trong những trận đấu buộc phải tìm ra đội chiến thắng. Sau thời gian thi đấu chính thức, hai đội sẽ bước đến hiệp phụ nếu hòa nhau. Trong trường hợp kết quả chưa thể định đoạt thì sẽ áp dụng loạt sút penalty. Các đội tiến hành thực hiện thực hiện 5 quả sút 11m so le với nhau. Đội nào có nhiều bàn thắng được ghi hơn thì giành chiến thắng.
Nếu như thực hiện 5 quả mà vẫn hòa thì sẽ tiếp tục đá cho đến khi có đội sút thành công và đối thủ đá hỏng. Lưu ý rằng, các cầu thủ sẽ không thể áp dụng chiến thuật kiến tạo cho đồng đội tại trường hợp này. Đồng thời loạt sút có thể kết thúc trước khi hai đội đá đủ 5 lượt. Đó là lúc một đội dẫn trước và đối phương không thể cân bằng được tỷ số.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ chuyên sâu nhất về đá phạt đền. Ngoài ra, Kuwin còn giúp bạn biết thêm về tình huống, cách thức thực hiện và trường hợp vi phạm. Nếu thấy thông tin hữu ích, hãy truy cập và theo dõi trang web của chúng tôi để cập nhật nhiều nội dung hay ho khác.